VN88 VN88

Cao nhân chữa hóc sương qua điện thoại

Cụ Đoàn Văn Nhâm ở xóm Bắc An, xã Nhân Thành (Yên Thành, Nghệ An) là “bác sĩ” duy nhất trên thế giới này ngồi nhà mà có thể chữa bệnh nhân ở khắp năm châu. Ai không may bị hóc xương gà, xương cá, chỉ cần gọi điện thoại cho cụ Nhâm và khi chủ nhân chưa kịp đặt ống nghe xuống, cái xương nơi cổ họng đã trôi mất.

Tổng đài “Liên Hợp Quốc”

Vượt qua con ngõ nhỏ quanh co và được sự chỉ đường tận tình của người dân địa phương, chúng tôi mới tìm thấy nhà cụ Nhâm. Ngôi nhà ngói 3 gian nằm lọt thỏm trong lòng. Từ ngôi nhà cho đến cái sân trước cửa đều nhỏ nhắn. Bộ cửa gỗ đã bong tróc. Người cháu nội của cụ Nhâm vừa nấu cháo cho cụ ăn xong. Mấy năm nay bị đau chân nên cụ Nhâm không thể đi lại được mà phải có con cháu giúp đỡ.
Hàng ngày cụ ngồi bên chiếc giường, cạnh đó có đặt máy điện thoại bàn-công cụ duy nhất để cụ chữa hóc xương cho mọi người. Năm nay cụ Nhâm đã 97 tuổi nhưng nom cụ còn khỏe và minh mẫn lắm. Biết có khách đến chơi, cụ đưa tay ra bắt như đón chào con cháu trong nhà vừa đi xa về. Cụ nghe và nói rất rành rọt. Mái tóc cụ bạc như cước để lộ vầng trán cao. Sống sắp tròn một thế kỉ nhưng nước da của cụ vẫn tươi nhuận, giọng nói vẫn thanh và ấm. “Tôi vừa ở bên Mỹ về đấy, đang mệt đứt hơi đây”, vừa gặp tôi cụ đã vội khoe với vẻ mặt đầy mãn nguyện. Tôi chưa kịp hiểu chuyện gì thì người cháu gái của cụ giải thích: “Cụ vừa nhận điện thoại chữa hóc xương cho 1 bệnh nhân ở Mỹ gọi về. Tính cụ nhà cháu hài hước nên mới nói vậy”.

Tin Sốck: cao nhân chữa hóc sương qua điện thoại

Cao nhan chua hoc suong qua dien thoaiCụ Đoàn Văn Nhâm đang chữa hóc xương qua điện thoại.

Chưa kịp hỏi han sức khỏe cũ cụ ra sao, cụ Nhâm đã đưa chén rượu thuốc thơm nức ra mời: “Uống đi cháu, rượu ngâm thuốc bổ lắm đấy. Mỗi ngày tôi vẫn làm vài chén cho chân cứng đá mềm đấy”. Hóa ra dưới ngầm tràng kỷ, cụ Nhâm để một bình rượu thuốc. Ngày nào cụ cũng uống vài chén để bồi bổ sức khỏe. Chưa kịp ngồi ấm chỗ, điện thoại của cụ lại reo. Cụ Nhâm cầm cái ống nghe lên đã vọng lại giọng một người phụ nữ ở Cần Thơ hốt hoảng bảo, đứa cháu của bà ăn cháo bị hóc xương cá. Từ chiều đến giờ chưa biết chữa kiểu gì. Bệnh xá ở xa, đứa cháu nôn ọe đủ kiểu mà không sao gỡ được cái xương nơi cổ họng. Cụ Nhâm bình tĩnh hỏi tên, tuổi, nơi ở đứa bé. Sau đó cụ lẩm bẩm vài câu “thần chú” gì đó. Rồi cụ động viên người phụ nữ ở đầu dây bên kia: “Được rồi đấy, “Nỏ” còn vấn đề gì nữa “mô”. Cháu bé khỏi rồi đấy….” Mọi việc diễn ra trong tích tắc, người phụ nữ kia quay sang hỏi đứa cháu, cái xương cá như một phép màu đã bay khỏi cổ họng đứa cháu từ bao giờ.

Nhìn cái cách cụ Nhâm chữa bệnh hóc xương qua điện thoại này như một ông Tiên có phép màu vậy. Cụ nhẹ nhàng hạ chiếc ống nghe xuống rồi tự động viên mình. “ Giời này là người ở khắp nơi gọi về. Tôi chẳng rời được cái điện thoại nửa bước”. Cụ Nhâm còn kể, trước đây chưa có điện thoại, ai bị hóc xương gà, xương cá, hay vật gì cứng trong miệng đều phải đến trực tiếp nhà cụ. Cụ xem rồi thăm khám.

Từ ngày nhà có điều kiện lắp chiếc điện thoại này cụ bận túi bụi. Từ sáng sớm cho đến đêm khuya bất kể ngày mưa hay ngày nắng, người ở khắp nơi gọi đến nhờ cậy cụ chữa giúp. Ngay cả những Việt kiều ở bên kia Thái Bình Dương cũng gọi điện về. Do giờ giấc giữa 2 châu lục chênh lệch nên đêm hôm cụ cũng chẳng được nghỉ. Chiếc điện thoại ở nhà cụ giống như một tổng đài “Liên Hợp Quốc” nó kêu tối ngày. Nhiều người Việt ở khắp 5 châu đều coi cụ là ân nhân của mình.

Bài chữa mẹo ân tình

Mấy năm gần đây do cái đầu gối chở chứng nên cụ không đi lại quanh làng được nữa. Cụ ngồi trực bên điện thoại giống như một nhân viên tổng đài nhẫn nại, kiên trì lắng nghe những thắc mắc của người nhà bệnh nhân. Ngày nào cụ cũng làm việc, nhưng cụ không cần nghĩ tới công cán. Suốt mấy chục năm qua, cụ miệt mài làm việc phúc để cứu người, chưa bao giờ cụ phải than thở về cái việc nhân nghĩa đó của mình. Ai gọi điện hay đến nhà, cụ luôn tận tình cứu giúp và gần như cụ chưa “bó tay” trước trường hợp nào. Ấy thế mà khi nói về cái điện thoại bà, cụ lại buông tiếng thở dài trách móc một số người vô tâm: “Có nhiều người chơi xỏ lá tôi. Hắn gọi điện đến trêu tôi. Người nhà của họ không bị làm sao, họ cũng bảo bị hóc xương. Tôi nghe qua là biết, tôi nói lại là họ cúp máy ngay. Có những đêm đông, đang ngon giấc, họ cũng gọi đến quẫy nhiễu. Tôi là chúa ghét cái loại người giả dối đó”.

Máy điện thoại nhà cụ liên tục đổ chuông. Giờ tôi mới để ý kỹ ngôi nhà cũ kĩ của gia đình cụ. Mọi thứ đồ đạc trong nhà đều đã cũ mèm, bộ bàn ghế, chiếc giường, rồi cái phản cụ nằm đều đã mòn vẹt và ngả màu thời gian. Cả cuộc đời cụ sống thanh bạch, lấy việc giúp đời, giúp người mục đích sống. Cụ bảo, có lẽ nhờ việc làm đầy ân tình mà cụ được ông trời cho thọ lâu để giúp đời.

Cao nhan chua hoc suong qua dien thoaiCụ Đoàn Văn Nhâm

Khi tôi hỏi đến phương pháp chữa bệnh kì bí bày, cụ học được bao lâu? Cụ Nhâm tỏ ra trầm ngâm và không muốn nhắc đến điều đó. Quãng thời gian này trôi qua thật chậm. Phải một lúc sau, cụ mới chậm rãi kể, nhà cụ 3 đời trước làm nghề chài lưới và đưa đò trên sông. Cuộc sống của gia đình cũng vì thế mà bần hàn, chẳng mấy khi có đủ cái ăn. Cụ bảo, việc ông nội cụ học được bài thuốc này cũng hết sức tình cờ. Đó là vào một đêm đông rét mướt, giữa bến sông nơi ông nội của cụ cắm thuyền, gió bấc gầm rú như muốn hất tung căn lều nhỏ ở mom sông, bỗng từ bên kia sông có tiếng một người phụ nữ gọi đò. Bình thường những ngày giông gió lớn như vậy ông nội của cụ ít khi rong thuyền sang sông đón khách. Có điều hôm đó tiếng gọi của người phụ nữ kia khẩn thiết quá, ông lão lái đò đành liều mình sang sông. Người thiếu phụ đó còn dắt theo cả đứa con nhỏ, chắc vì vội việc gì đó nên chị ta cần sang sông gấp.

Sang sông, người thiếu phụ kia mới sờ bốn túi mà chẳng còn 1 đồng cắc nào. Chị ta áy náy không biết nói gì với ông lão lái đò. Biết ý, ông lái đò liền bảo. “Tôi sống ở khúc sông này bằng nghề đánh cá. Đưa đò là giúp người cơ nhỡ độ đường, chứ không lấy công. Chị và cháu đi kịp việc của mình là lão này vui rồi”. Quá cảm động trước tấm lòng chân thành của ông lão lái đò, người phụ nữ kia đã dạy cho ông phương pháp chữa hóc xương vô cùng kì bí này. Bài mẹo này có cái hay là chỉ cần nghe tên, tuổi, quê quán là có thể chữa khỏi bệnh. Việc truyền nghề diễn ran gay tại khúc sông ân tình đó. Vì thế mà ông nội của cụ Nhâm mới gọi đó là bài thuốc ân tình.

Học được phương pháp chữa bệnh vô cùng hiệu nghiệm đó, ông nội của cụ Nhân hành nghề cứu người, chứ không tính đến công cán. Trước khi cụ mất, cụ đã truyền lại cho bố của cụ Nhâm. Và cụ Nhâm là người có duyên nghiệp nên được bố truyền lại. Cụ Nhâm bảo, chỉ những ai ăn ở hiền lành đức độ, hết lòng thường người, không màng đến danh lợi mới được vinh dự kế tục phương pháp chữa bệnh này. Cụ có 6 người con, 5 trai, 1 gái. Trong đó có 2 người con là liệt sĩ đã hy sinh tại chiến trường miền Nam. Riêng người con cả là ông Đoàn Văn Bính, năm nay đã 60 tuổi, là người có tâm tính tốt nên được cụ truyền lại. Giờ ông Bính đã biết cách chữa bệnh. Khi nào cụ Nhâm mất, ông Bính mới được hành nghề. Bài chữa mẹo này chỉ truyền cho con trai, chứ không trược truyền cho ai khác. Vì đây là bài thuốc ân tình nên cụ Nhâm dành suốt cả cuộc đời làm việc nghĩa cứu người.

(Tin Sốck hay nhất tại Truyen18.cc)

VN88

Viết một bình luận