Bà Hội Đồng cảm thấy vững lòng, đỡ lo nghĩ hơn trước, bà thu xếp chuyến đi lên Sài goon để tiễn thằng con trai bà đi du học.
Hôm tiễn Hai Đức xuống tàu, bà Hội Đồng muốn rủ bà Chủ Quận cùng đi cho có bạn mà cứ phập phồng lo sợ rủi mà nó hỏi han này nọ thì sẽ sanh chuyện rắc rối nên bà bỏ ý định đó mà chỉ rủ chú Sáu Thìn với Tư Cò đi theo ghe để tiện việc phụ bà mua sắm một số đồ dùng trong nhà.
Hai mẹ con bịn rịn, mắt người nào cũng đỏ chạch vì khóc. Bà Hội Đồng là kẻ đau khổ nhiều hơn ai cả bởi chỉ còn núm ruột mà đành phải xa cách. Bà cầm tay con trai dặn dò:
– Con qua Tây nhớ biên thư gởi về thường xuyên cho má nghen.
– Dạ… Con sẽ thường xuyên báo tin thi chuyện học hành sinh sống của con ở bean cho má biết.
– Con cũng đừng bắt chước bày điều cưới vợ đầm như ông “Sơn Sàm” xóm mình đó nghe. Lạ nước lạ cái, ngôn ngữ bất đồng, mẹ chồng và nàng dâu. Khó khăn lắm nghe con.
– Đó… Chưa gì mà má ghen rồi. Nói vậy chứ con hổng có mê mấy cô đầm đó đâu. Má yên tâm đi.
Câu nói vô tình của Hai Đức khác nào mũi dao nhọn khơi gọi nỗi đau dấu kín trong lòng bà Hội Đồng. Bà giả bộ hờn lẫy, trách khéo con trai:
– Tổ cha bây chớ ghen.
Hai Đức đứng cười xoà nhìn mẹ với đầy nổi thương cảm. Con tàu đã sắp đến giờ khởi hành. Bất ngờ Hai Đức ôm siết mẹ trong vòng tay, hôn lấy hôn để, khiến bà Hội Đồng nhột nhạt ú ớ kêu lên:
– Đức… Đức …
Hai Đức giật mình rời mẹ ra, chăm chú nhìn bà như một vật kỳ lạ trên đời. Chàng vừa mang máng nhớ ra giọng kêu tên mình nghe quen thuộc mà không nhớ là của ai và ở đâu.
Thấy con trai tự dưng nhìn mình trân trối, bà Hội Đồng rợn da gà vì hiểu rằng sơ ý bà đã để lộ phần nào sự thật. Bà vội hỏi khoả lấp:
– Nè… Bộ con nhìn má cho kỷ để khỏi quên phải không? Phải chi hồi nẳm má chụp tấm hình kỷ niệm với con thì quí biết chừng nào.
Hai Đức lắc đầu hồi tỉnh. Chàng nghĩ chắc có lẽ mình đã bị ám ảnh vụ đêm đó chứ giọng nói của mẹ với bà Chủ Quận đâu hề giống nhau bao giờ.
Hai Đức hôn lên trán mẹ lần nữa rồi chạy vội lên cầu thang tàu. Bà Hội Đồng nhìn theo bóng thằng con trai bà, nước mắt đầm đìa kêu vói theo:
– Đức… Đức coi chừng té. Cái thằng lúc nào cũng hấp ta hấp tấp!
Hai Đức đứng trên boong tàu vẫy vẫy tay chào từ giã mẹ, môi cố nở nụ cười mà lòng bồi hồi thương cảm vô vàn. Bà Hội Đồng, chú Sáu Thìn và Tư Cò đứng dưới bean cũng vẫy vẫy khăn noun chia tay cậu Hai Đức trong khi con tàu từ từ xa bean ra giữa giòng sông Sài goon rồi xa dần, cho đến khi chỉ còn là bóng mờ ở cuối chân trời xa thẳm.
Hai Đức qua Paris được bốn tháng, thư nào gửi về cậu cũng không quên hỏi thăm bà Chủ Quận. Đọc thư con mà bà Hội Đồng xúc động, man mác nỗi buồn. Mặc dù bà không ghét bỏ gì bà Chủ Quận, nhưng bà cũng thấy ức chế ghanh tị vì con trai bà vẫn khắc ghi sâu đậm cái đêm cưỡng đoạt thể xác người đàn bà nó đã đam mê. Bà tủi thân và chợt thấy ấm ức sao nó không hỏi thăm về đời sống mẹ thật nhiều, không lo mẹ tuổi già cô đơn sầu muộn. Thế mà hầu như thư nào nó cũng nhắc mẹ gởi lời ân cần hỏi thăm, chăm sóc bà Chủ Quận.
Bà Hội Đồng đọc xong xé thư và lầm bầm cau có. Đã thế, càng về sau, thư của Hai Đức viết càng thưa dần. Bà Hội Đồng không hiểu thằng con bà đang làm gì bên Tây. Ốm đau hay tai nạn gì đây? Đêm nào bà cũng thắp nhang cầu khẩn Phật Trời phù họ cho bà. Bà cũng van vái chồng sống khôn thác thiêng, độ trì cho nó được khoẻ mạnh, tai qua nạn khỏi.
Nhưng vắng thơ Hai Đức, bà Hội Đồng lo lắng nhiều hơn khổ tâm. Bước sang tháng thứ tư, cái bụng của bà bắt đầu lúp lúp, nổi u như gò mối mới đùn. Bà nịt bụng sát vào hơn. Cố tình mặc áo rộng, lấy cớ lớn tuổi tu hành để che dấu cái bầu. Vậy mà lúc nào bà cũng bị mang cái mặc cảm người ta biết rằng bà có bầu, người ta nhìn bà bằng ánh mắt soi bói, dè bỉu, cười cợt lén lút.
Bà Hội Đồng trở nên cáu gắt với mọi người, kể luôn cả chú Sáu Thìn là người trước giờ bà rất nể nang, mềm dẻo, ăn nói dịu dàng như đối với bậc cha chú.
Cuối cùng bà Hội Đồng sợ để lâu cái hủ mắm xì ra thúi mặt với bạn bè thiên hạ. Bà gọi riêng con Tư Lùn, vốn là bạn ở thân tín, nuôi nấng trong nhà từ hồi còn là con nít, mến tay mến chân, sớm hôm hủ hỉ chủ tớ, nhất là từ khi Hai Đức vắng nhà.
Tư Lùn nghe chủ gọi đêm hôn, ngỡ rằng bà Hội Đồng bị trúng gió cảm mạo, Tư Lùn qúynh quáng chui khỏi nốp, chạy bương lên tới cửa buồng.
– Khuya lơ khuya lắc bà gọi con có việc chi gấp vậy?
Bà Hội Đồng nằm dài trên bộ phản bóng ngời nước mun đen tuyền, vẻ như mệt mỏi ra lệnh:
– Mày phủi cẳng leo lên bóp tay chân cho bà coi. Hồi chiều ra vười coi tụi nó lên liếp xong bà vô ăn mấy miếng trầu, vậy mà bà ể mình mỏi tay nhức chân quá.
Tư lùn nhanh nhẹn làm theo lời bà chủ. Dù cơn buồn ngủ vẫn còn mà Tư Lùn đâu dám từ chối. Vừa xoa bóp cặp đùi trắng phau như bột, chị ta thầm tấm tắc khen ngợi:
– Bà già năm mươi rồi mà cặp đùi còn săn chắc, tho thả như con gái vậy.
Tư Lùn bỗng ngáp dài bởi giấc ngủ bị phá nửa chừng. Bà Hội Đồng dường như hiểu ý nên bà hỏi xã giao:
– Nè… Sẵn có bây lên, bà hỏi lại cho khỏi quên.
– Dạ, bà hỏi gì con?
– Nghe nói hồi trước quê con ở Cô Tô, Hà Tiên phải hôn?
– Dạ đúng.
– Ủa… Rồi sao bây lưu lạc tới Tam Bình này vậy?
– Chẳng là hồi con mới 5 tuổi, má của con mất sớm, tía con đi ghe vỉa hay tin má chết, tía con mới cho con xuống ghe đi theo. Trôi nổi khắp xứ, nghèo vẫn hoàn nghèo. Chừng tới đây, tía con bạc phước mắc bệnh nặng theo ông bà. Con côi cut bơ vơ, bà biết chuyện nên rước con vìa nuôi đến giờ. Tính ngót ngét cũng trên 2 năm rồi.
Tư Lùn nói đến đó bỗng khựng lại hỏi bà Hội Đồng:
– Nhưng … Chuyện này bà biết rành hơn con mà!
– Ừa… Đầu óc tao bây giờ sao kỳ quá, hổng nhớ gì hết trọi.
Nói xong bà Hội Đồng trở mình định nằm sấp cho Tư Lùn đấm lưng, nhưng chợt nhớ tới cái bầu làm bà lấn can, khó chịu, bà đành nằm ngửa lại. Vô tình tà áo bay vạt lên. Tư Lùn thấy rõ cái bụng bà chủ căng tròn có u có nần, nhưng đâu nghĩ đó là thai nghén mà do map mỡ. Chị ta khen:
– Chu choa… Dạo này bà phát phì ra.