Đến khi ngồi vào bàn ăn, chị Liễu trổ mòi kích thích. Cuối cùng, ông thầy tu trẻ, quên hết mọi thứ xung quanh, quên cả mình là ai. Mà, chỉ còn thấy thiên đường ở ngay trước mặt.
Không biết khi nghĩ lại, ông ta có cảm nghĩ gì, nhưng từ lúc thức dậy, cho đến lúc ra về, ông ta không nói một lời. Mà, cũng không dám nhìn chị Liễu. Câu chuyện đến đó vẫn chưa hết, ba ngày sau, chị Liễu còn gửi tặng ông ta một bản phụ cuộn phim mà chị đã để máy quay tự động, thu những cảnh cuồng nhiệt nhất. Và, nửa năm sau cái lần ông đến ăn tối tại nhà chị Liễu, chúng tôi được tin ông ta đã trả áo hoàn tục lấy vợ. Không phải vì lương tâm ông bị dày vò, mà vì ăn quen, nhịn không quen.
Hai ngày sau, vào buổi chiều, khi đi làm về, tắm rửa xong, John định kéo tôi vào giường. Tôi nói cho John biết tôi có kinh nguyệt. John vừa phải đi xa về, nghe tôi nói vậy mặt anh buồn xo, John hỏi tôi để biết xem tôi có kinh nguyệt từ lúc nào. Tôi nói cho John rõ, John ngần ngừ. Nhưng, rồi tôi thấy John vùng dậy mặc quần áo, lái xe đi. Khoảng mười lăm phút sau, John về, ném vào lòng tôi một túi giấy. Tôi mở ra, bên trong là một hộp Ca Pốt (Condom). John cười :
– Có thứ này, kinh nguyệt của em không đáng sợ nữa. Chúng ta lại có thể làm tình sáng đêm, Lan ạ
Tôi cười :
– John dâm kinh khủng. Thế trước khi có em, anh làm sao ?
John thản nhiên :
– Thì anh kiếm mấy cô điếm. Nhưng chơi mấy cô ấy chán ngắt, như đụ người máy. Em biết không, có lần người bồi khách sạn giới thiệu cho anh một cô, trông cũng khá xinh. Nhưng, trong lúc anh chơi cô ta, thì cô ta nằm ca cải lương dưới bụng anh. Thật là kỳ. Một cô khác thì thản nhiên mặc cho mình chơi, cô ta nằm dưới, với tay lên chiếc bàn nhỏ kế đầu giường, lấy bánh ngọt ăn. Vì thế, cuối tuần nào anh cũng qua Thái Lan kiếm mấy cô bên ấy.
Tôi đùa :
– Mấy cô Thái Lan có ca cải lương không ?
– Number One ! Mấy cô Thái Lan Number One. Mấy cô Thái trẻ đẹp, chiều đàn ông bằng đủ kiểu chơi mà không khó chịu. Cũng không bao giờ đòi thêm tiền để bỏ túi riêng.
– Thế tuần này anh có qua Thái Lan nữa không, John ?
John hấp tấp :
– Ồ không. Em yêu. Có em anh sẽ không đi đâu hết. Anh không thích mấy cô Thái Lan mấy, vì cứ phải dùng condom, mất thú đi. Yêu nhau mà xài condom đã mất đi hơn nữa khoái lạc rồi.
Tôi chọc John :
– Thế lỡ em cũng giống mấy cô ca cải lương hay mấy cô Thái Lan thì sao ?
John chỉ vào mắt, rồi chỉ lên đầu mình :
– Anh có mắt và có cái đầu để thấy, để suy nghĩ. Em đừng quên trước khi làm quen với em, anh đã tới quán của em nhiều lần rồi sao. Nếu em muốn, anh sẽ đọc lý lịch của em cho em nghe.
Thấy tôi cười, im lặng. John tiếp :
– Sao, bà René có muốn anh đọc lý lịch của em không ?
Tôi tròn mắt nhìn John, trong khi anh mỉm cười hóm hỉnh.
Hết thời hạn làm việc tại Việt Nam, John quyết định về nước mà không trở lại nữa. John mang tôi theo. Chúng tôi chính thức trở thành vợ chồng với tiệc cưới linh đình tổ chức tại nhà hàng Đồng Khánh trong Chợ Lớn. John nhất định bắt tôi về đón mẹ và mấy đứa em của tôi lên Sài Gòn chơi và dự đám cưới của chúng tôi luôn thể.
Tội nghiệp mẹ già, và mấy đứa em của tôi, từ khi sinh ra đến giờ, chưa biết Sài Gòn là gì. Nhất là chưa bao giờ được xỏ tay vào chiếc áo mới may đắt tiền, nên trông họ như những người gỗ biết đi. Phần khác, hai bàn chân suốt ngày dẫm đất, hoặc cùng lắm xỏ vào đôi dép quai chéo mỗi lần cúng giỗ, lễ Tết, nay phải mang giầy, trông họ ngượng nghịu làm sao. Nhất là hai đứa em gái mang giầy cao gót trông lại càng kỳ cục hơn. Tôi có cảm tưởng họ không dám cử động mạnh chân tay, sợ mấy nếp áo quần bị hư hay sao ấy. Dù tôi và chị Liễu đã căn dặn họ cứ tự nhiên như mặc quần áo thường, rất nhiều lần.
Với mẹ tôi còn đỡ, vì dù sao bà cũng giữ sĩ diện, nên bà cố gắng ít đi lại và nhìn thấy những cái lạ mắt nhưng vẫn làm thinh. Còn lũ em tôi thì chúng hỏi lu bù.
Hôm đám cưới tôi, chị Liễu đóng cửa quán rượu, để tất cả các cô chiêu đãi viên có thể đến dự
Phần tôi là chủ, phần mọi người quý mến tôi thực sự, nên các cô tự chia nhau ra ngoài tại các bàn để có thể tiếp khách dùm tôi. Một cô, cô Huệ, tình nguyện ngồi với mấy đứa em tôi và sẵn sàng giải thích cho chúng tất cả những điều chúng tò mò muốn biết.
Cuộc đời đưa đẩy tôi thật kỳ la.?Hết sống ở Pháp, ở An Giê Ri, bây giờ lại chuẩn bị sang Hoa Kỳ. Và, số mệnh tôi cũng có nhiều cái bất ngờ mà không một người thầy bói nào có thể tiên đoán được.
Đáng lẽ mọi chuẩn bị cho việc hồi hương của John xong xuôi, chúng tôi sắp dự một tiệc chia tay do bạn bè của John và của chị Liễu tổ chức, và ngày chính thức lên máy bay, sau tiệc tiễn hành khoảng một tuần, thì phải hoãn lại. Lý do hôm John đến cơ quan nhận giấy tờ trở ra, anh bị tai nạn gẫy chân.
Trời Sài Gòn hôm ấy mưa phùn, John đang trên đường về nhà thì một bà cụ già vì sợ mưa ướt đã bất thần băng qua đường mà không để ý thấy chiếc Jeep của John đang lao tới. Để khỏi tông vào bà cụ, John lật đật bẻ mạnh tay lái, xe anh lao lên lề đường đâm vào một gốc cây, lật nghiêng. John bị văng ra ngoài, và chân bên trái bị gẫy hai nơi. John được đưa vào điều trị tại bệnh viện. Hai tháng sau, anh mới được xuất viện với một bên chân còn bó bột khi lên máy bay. Cũng nhờ tai nạn đó, về đến Hoa Kỳ, John được giải ngũ.
Tôi đặt chân lên đất Mỹ vào tháng ba năm 1970. John đưa tôi về Chicago, bố mẹ anh sống tại đây. Và, đó cũng là nơi John sinh ra, lớn lên. Anh chỉ rời Chicago có một lần duy nhất và cũng dài nhất là bốn năm hai tháng khi anh sang phục vụ trong phái đoàn cố vấn Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Trái với những điều lo sợ của tôi, bố mẹ John ra tận phi trường đón chúng tôi, mặc dù thời tiết rất lạnh. Và, dù ngôn ngữ bất đồng, hai ông bà không nói được tiếng Việt, và khả năng tiếng Mỹ của tôi cũng chỉ bập bẹ vài câu thăm hỏi xã giao mà tôi đã học và được John chỉ vẽ thêm, ông bà cũng tỏ ra quý mến tôi vô cùng. Nhất là bà mẹ, luôn luôn hỏi tôi đi đường có mệt không, thời tiết lạnh như vậy tôi có chịu nổi không.
Đã chuẩn bị áo ấm, mà tôi vẫn lạnh run, răng đánh vào nhau lập cập, thấy thế mẹ John vội cởi chiếc áo lông đang mặc khoác cho tôi. Tôi từ chối, nhưng bà không nghe. Đúng lúc ấy, may sao mấy người bạn cùng làm việc với John ở Việt Nam trước đây, nghe tin John về ra đón, cũng vừa đến nơi, và có mang theo tặng tôi một cái áo lạnh bằng lông chồn, bà mẹ John mới chịu nhận lại áo khoác của mình.
Một anh bạn John, tôi đã từng gặp ở Việt Nam, nói với tôi rằng bọn anh biết trước tôi không chịu nổi cái lạnh của Chicago vì chưa quen, nên trên đường ra phi trường ghé mua tặng tôi chiếc áo, do đó họ mới đến chậm.
John được đặt ngồi trên xe lăn. Mẹ anh đích thân đẩy xe cho con. Chúng tôi được đưa về căn nhà riêng của chúng tôi, cách căn nhà của bố mẹ John khoảng 15 phút xe chạy. Căn nhà thật đẹp, rộng 7.000 thước vuông, gồm bốn buồng ngủ. Buồng ngủ nào cũng có một phòng tắm kế bên. Ngoài sân, ngoài khoảng vườn trồng bông và một vài cây ăn trái, còn một bể bơi rộng và một sân quần vợt.
Cũng giống như căn nhà tôi mua chung với chị Liễu ở Việt Nam, tôi chỉ để ý đến hồ bơi mà thôi. Nhưng, với John đều đúng với sở thích của anh. Bố mẹ John thật biết chiều theo ý thích của con, khi chọn cho anh căn nhà này.
Sau khi đưa John và tôi đi xem khắp nhà, bố mẹ John từ giã chúng tôi ra về. Tôi cũng quên nói bố mẹ John đều là người có danh vọng tại địa phương. Ông bố là một bác sĩ, ông vừa có phòng mạch riêng, lại còn làm việc cho bệnh viện nơi cư ngụ nên thân chủ rất đông. Bà mẹ John là một nữ thẩm phán. Cả hai vẫn còn đang làm việc. Có lẽ do ảnh hưởng nghề nghiệp và ảnh hưởng cha mẹ là nhà truyền giáo, nên dù bà luôn tỏ ra âu yếm săn sóc chúng tôi, nhưng ở bà vẫn tốt ra vẻ nghiêm nghị, xa cách, khác hẳn với ông bố hồn nhiên, xuề xòa.
Ngay hôm mới tới, sau khi tắm rửa xong, John bảo tôi thay quần áo đưa tôi đi ăn và đi chợ mua sắm một ít thực phẩm. John đưa tôi vào một tiệm gọi là fast food. Những món Hotdog, Hamburger, Chili fries, Chili burger, hoàn toàn xa lạ với tôi. Cố gắng lắm tôi mới nuốt được nửa cái Hamburger và một ít khoai chiên. John thấy thế bảo tôi sẽ đưa tôi đi chợ để tôi tự lựa những thứ mà tôi có thể chế biến theo món ăn Việt Nam. John còn hứa hẹn sẽ đưa tôi đi ăn cơm Tàu hay cơm Tây vào những ngày hôm sau. Nghe John nói, tôi được an ủi phần nào, chứ ngày nào cũng chỉ Hamburger, chắc tôi đầu hàng.
Đi ăn, đi mua sắm xong, về đến nhà đã khuya. Lúc hai đứa nằm trên giường, John nói :
– Anh sẽ gọi thợ đến sửa lại một vài nơi, theo ý mình.
Tôi bảo :
– Căn nhà quá đẹp, quá đầy đủ tiện nghi, anh còn sửa làm chi cho tốn.
John cười :
– Căn nhà rất được, đồng ý. Nhưng, có những cái mình muốn thì nó lại không có, nên mình phải sửa cho hợp ý mình.
Tôi bảo John :
– Em nghĩ mình nên từ từ rồi hãy sửa nhà anh ạ. Anh và em phải có việc làm đã. Rồi muốn sửa gì hãy hay.
John cười :
– Mình có tiền mà.
Tôi vẫn muốn giữ ý mình :
– Em vẫn nghĩ là mình nên để dành, đừng tiêu những cái chưa cần thiết.