Nguyên một tuần lễ học ở trường, Ngọc tiếc hùi hụi Trần Lượm: “Giá anh chàng này đừng bi chuyện này chuyện nọ, thì ổn thỏa cho mình biết mấy.” Tâm sự ngổn ngang trong lòng, Ngọc chỉ biết trút với bạn bè cùng lớp. Mấy người bạn gái đồng học, ai cũng khuyên Thủy nên tách Ngọc ra riêng tìm một căn phòng ở gần trường học để share, đi về tiện hơn, ăn xài thu gọn lại, tìên welfare cũng đủ trả tiên phòng.
Gần cuối tháng, sau khi dược bạn bè giới thiệu, đóng tìên cọc share phòng xong, lựa giờ giấc thuận tiện, Thủy vỉện lý do cần có bạn bè để học hỏi lẫn nhau, nên xin phép Ngọc được “ra riêng” Ngọc trầm ngâm nghĩ ngợi hồi lâu. Lòng tức giận về cô cm gái chơi trội mình vẫn chưa phôi pha hết. Ngọc nói “Tùy Thủy, muốn lập thân riêng thì cũng tốt thôi.” Nàng nhắc thêm: “Xứ Mỹ này thấy vậy mà không phải vậy, chông gai cạm bẫy rất nhìêu, Thủy phải cố gắng lắm mới hy vọng mưu cầu được hạnh phúc.” Tuy nhắc em như thế nhưng lòng Ngọc lại nghĩ khác: “Nó phải vào đời một mình, ba đào sóng gió vùi dập, rồi sau đó mới biết dại khôn.”
Buổi cơm cuối cùng, hai chị em ngồi ăn chung với nhau thật lạnh nhạt. Ghen hờn của người đàn bà để trong lòng rất dai dẳng. Nhìêu lán Ngọc muốn khuyên em ở lại, nhưng nhớ tới cái tính tự kiêu của Thủy, Ngọc quyết định để cho Thủy “ra trường đời”. Biết đâu Thủy sẽ học được những bài học hay, “cũng đâu có chết mà sợ”!
Buổi sáng dọn nhà, Ngọc cho em năm trăm, còn dùng xe chở Thủy đến đta chỉ mới, dặn dò vài đìêu tình nghĩa, rồi hai bên từ giã nhau…
Chủ nhà mới, là một người đàn bà lớn tuổi, căn nhà khá khang trang, rộng ba phòng. Vậy mà chỉ có hai mẹ con ở trong đó. Bà ta đưa Thủy vào căn phòng nằm cạnh buồng tấm như đă hứa trước. Để bày tỏ sự ưu ái bà Hoa vừa mở cửa vừa nói; “Phòng này của đứa con gái lớn tôi, nay nó đã đi xa.” Bà dứt câu với giọng buồn buồn.
Sáp xếp sơ xài đồ đạc xong, nhìn đồng hồ đã gần mười giờ sáng, Thủy lật đật sửa soạn đến trường. Không khí ở căn phòng mới xa ]ạ quá, bà chủ nhà hình như có một tâm sự không vui. Bà nói ít và nụ cười không được tươi mấy.
Mặc dù đã trễ một giờ học, nhưng Thủy cũng đến trường. Hy vọng ở đó gặp bạn bè thăm hỏi về tính tình bà chủ, biết rõ nhau, sống chung đụng dễ hơn. Cái thế của Thủy bây giờ đã xuống hẳn, sau cuộc lên chưn, rồi tuột dốc, Thủy đã hiểu được phần nào về đời sống hào nhoáng bên Mỹ. Nàng bắt đâu cầu thân với những người bạn học. Thủy mon men tới Hương, cô bạn ty nạn mới, tính rắn mắt nhưng lại thật tình. Hương là người giới thiệu Thủy nơi share phòng. Người bạn này đã từng ở nhà của bà Hoa hai tháng. Bây giờ cặp bồ với ông thầy dạy Anh Văn nên đã dọn về ở chung với người tình. Hương nheo mất lên tiếng:
– Sao, chỗ đó được hôn?
Thủy gật gật đầu:
– Mới tới cũng chưa biết sao. Nhìn chung chung thì cũng gọn đó.
Để tạo cho Thủy thêm nìêm tin, Hương tiếp:
– Bà Hoa, chủ nhà đang cô đơn lấm. Có bồ về bả cũng đỡ buồn.
Chưa hiểu hết ý của bạn, Thủy vồn vã:
– Hương đã từng sống với bà Hoa rồi, kể sơ về bả cho mình biết đi. Hiểu nhau thì đễ gần nhau.
Hương tủmtỉm’cười:
– Đời cái bànày ngộ lắm. Lúc trước bả rộng rãi và vui tính như con nít, kể từ ngày bi cái “tai nạn” thiệt là đau khổ, bả đâm ít nói nhưng mà lòng thì rất lành?
Cái kiểu khơi chuyện úp mở của Hương, có vẻ không đầu không đuôi, làm Thủy khó chịu và tò mò thêm:
– Biết gì nói đại đi, Hương cứ nhử mình hoài.
– Chuyện bà chủ nhà này như tiểu thuyết vậy.
Nói tới đây, đột nhiên Hương nín lại, lấy tay che miệng. Một người đàn ôngvừa đi ngang nhìn hai người cười cười Chờ cho người đó đi khuất, Hương xuống giọng nhỏ, lấy tay chỉ với theo:
– Ông Mỹ xếp kho ở trường, bồ biết chứ gì?
– Thì ổng vừa mới đi ngang đó.
Thủy trả lời không do dự.
Ngó tới ngó lui ra đìêu kín đáo, Hương khều Thủy ra sân. Hai người ngồi xuống một bệ xi-măng. Vẫn với vẻ thập thò, Hương đánh khẽ vào cánh tay Thủy:
– Ông Trần Mỹ đó, ngoài nghề xếp kho ở trường, ổng còn là nhà báo nữa đó Thủy.
– Ăn thua gì tới mình, Hương sao mà dông dài quá.
– Phải có đầu có đuôi chứ bồ?
Thủy tặc lưỡi:
– Rồi sao nữa, tiếp đi…
Thấy bạn sốt ruột lẫn khó chịu, Hương gục gật đầu thông cảm:
– Thằng cha Mỹ đó, đáng lẽ dính với bà Hoa chủ nhà của Thủy rồi. Hai bên đang hồi cụp lạc, thàng chả nhè đem chuyện đời bả viết lên báo. Bả đọc,được, chửi cho thằng chá một trận, rồi xù luôn.
Thủy bực mình, hùa theo bạn:
– Đồ gì mà cà chớn quá vậy?
Hương cười thỏa mãn, nàng quẹo cồ sang bên:
– Mà ồng viết cũng hay lắm, ai đọc cũng khen quá trời.
Khả năng chuyện trò của Hương khiến người nghe rất khoái. Thủy ngóng cổ lên chờ bạn. Hương gằn giọng, tiếp:
– Chuyện này kể dài cả cây số.
Và để bắt chẹt bạn, Hương lấy tay lôi Thủy đứng dậy:
– Đãi một chầu donut, mình vô mượn tờ báo tụi nó chuyền tay nhau cho bồ đọc ô-kê?
– Gì cung được. Bây giờ đang rảnh rỗi, cúp thêm một giờ nữa, hai đứa mình đi cà phê.
Để Thủy đứng đợi, Hương vào gặp ông bồ thầy giáo, mượn tờ báo “Hoa Tinh Thương”, rồi tung tăng di ra. Hai người bạn đưa nhau đến quán Donut của người Đại Hàn, tâm sự. Không chờ cho Hương đưa báo, Thủy đưa tay giựt:
– Bài nào nói về bà chủ nhà đâu?
– Sao nóng quá vậy bồ?