Gió đêm về mà trời vẫn nực nội, ngồi sau lưng Tâm trên xe Honda, Tám ôm ngang bụng Tâm một cách tự nhiên, bộ ngựe no tròn của tuổi con gái ép sát vào lưng người con trai không chút ngại ngùng.
– Mình di ăn gì nghe.
– Dạ.
– Em thích ăn gì?
– Cái gì cũng được.
– Nhưng thích cái gì nhứt?
– Bánh cuốn.
Tâm cười thích thú:
– Tại sao khéo quá vậy?
– Anh nói sao?
– Nhà anh bán bánh cuốn.
– Đừng có sạo.
– Anh nói thiệt, cách đây một tháng thôi.
Tám Hý cười khúc khích:
– Nếu vậy là dân trong nghề, anh phải biết bánh cuốn ở đâu ngon nhất.
Tâm vừa đinh nói thì Tám Hý la lên:
– Ê, khoan đã trừ bánh cuốn nhà anh đó nghe.
– Đúng rồi, hồi đó nhà anh bán bánh cuốn ở xóm lao động, làm sao ngon được. Anh biết một chỗ ngon nhất thiên hạ.
Tám Hý nuốt nước miếng:
– Được rồi, đưa em tới đó đi. Mà ở đâu vậy?
– Bánh cuốn Tây Hồ.
Bánh cuốn gì kỳ vậy?
– Cái gì kỳ?
– Bánh cuốn là bánh cuốn, chớ cái gì bánh cuốn Tây Hồ?
– À tại em chưa biết. Bánh cuốn Tây Hồ là sạp bánh cuốn của một bà bán tại dền thờ cụ Phan Chu Trinh trong chợ Đa Kao, mà cụ Phan Chu Trinh hiệu là Tây Hồ, nên bà con gọi là bánh cuốn Tây Hồ.
– Ngộ héng, nhưng bánh cuốn đó có gì đặc biệt mà có tên, có tuổi như vậy?
Tâm ra vẻ thành thạo:
– Đặc biệt chớ, bột bánh của bà này thiệt sánh nên bánh cuốn rất min, ít khi nào nhân bi lòi ra ngoài dù mình gắp bánh chấm vô nước mắm. Một đặc điểm khác nữa là nhân thit thái thành từng cục bằng nửa dốt ngón tay út chớ không bằm nhỏ như những bánh cuốn khác. Nước mắm thì khỏi chê, pha thiệt dều tay, không cho dấm mà vắt chanh quả đàng hoàng, mỗi một cái bàn có một hũ nước mắm lớn, khách muốn ăn bao nhiêu múc lấy nên không ai sợ thiếu nước mắm bao giờ. Anh khoái nhất húp mớ nước mắm còn lại sau khi ăn hết đa bánh. Đã lắm, sụp một cái, và hết những miếng thit rớt ra trong ehén, kể như một miếng ngon nhất của đa bánh, vậy mà vẫn còn thèm dù cho bụng no cứng.
– Anh nói hay quá, làm em chảy nước miếng.
Tới chợ Đa Kao, gần cầu sắt, Tâm quẹo xe vào một con đường nhỏ, hai bên là sạp chợ trống trơn không có ai, chỉ độ mươi thước là xe vô vòng rào sân của đền thờ cụ Phan Chu Trinh, sạp bánh cuốn ngay bên phải, bà con đậu xe bên trái. Những cái bàn nho nhỏ, thấp lè tè rải rác khắp sân. Nhìn cảnh bà con ngồi ăn bánh cuốn, Tám Hý thích thú:
– Ăn một đa bánh cuốn mà bà con mò tới tận cái hóc này thì kể cũng cầu kỳ lắm.
Tầm cười:
– Không cầu kỳ đâu, em cứ ăn đi rồi biết là ăn bánh cuốn ở đây rồi, không có chỗ nào mình thích ăn nữa.
– Coi bộ anh cũng là dân sành điệu quá.
– Không phải đâu, anh cũng mới biết vì anh Song mới đưa anh tới đây thôi.
– Ái chà, anh có ông anh rể lý tưởng nhĩ.
– Còn phải nói, ảnh là anh rể hay không là anh rể thì vẫn là sư phụ anh.
Tám Hý chọc:
– Có cúng tổ chưa đó?
Tâm hăng hái nói:
– Cúng chớ sao không, đâu có dễ được chú Tư thâu làm đệ tử dâu, họe trò thì đông, mà đệ tử thực thụ chẳng có bao nhiêu. Phải thiệt tình mà nói, không có anh Song thương anh cũng khó mà qua khỏi kỳ khảo hạch để được cúng tổ nhập môn.
– Anh nói giống tiểu thuyết kiếm hiệp quá.
– Cũng tương tợ như vậy thôi, những người trong môn phái thương yêu nhau eòn hơn anh em. Anh Song được coi như đại ca trong võ đường, ảnh lo cho mọi người như trong nhà. Cái này anh nói thiệt với em, gia đình anh coi anh Song là chồng chi Nga, anh Song cũng thương chĩ lắm, nhưng không ai dám nói tới cưới xin gì. Mọi người coi sự có mặt của ảnh trong gia đình là một vinh dự rồi.
Tám Hý bất mãn:
– Tại sao ảnh không cưới xin đàng hoàng, có phải đẹp không?
Chính chi Nga cũng không muốn vậy. Chĩ có một đời chồng là lính rồi, nhà tụi anh nghèo, nhà chồng chị Nga còn nghèo hơn. Anh Song là trai ehưa vợ, lại eó đia
vi và gia thế lớn, chị Nga là quả phụ làm sao dám sánh với anh Song đượe. Hơn nữa, gia đình anh chiu ơn ảnh nhiều lắm. Được như vậy là tốt rồi, không ai dám đòi hỏi gì nữa.