Vừa tới sở, chàng gặp ngay Đại Tá Chánh Sở. Vừa trông thấy Song, ông nói liền:
– Qua bên phòng Hành Chánh lấy giấy máy bay và sự vụ lệnh ra Đà Nẵng ngay. Mục tiêu Môi Hồng đã lên đường hơn một tiếng đồng hồ rồi. Cứ theo đúng chương trình mà hành động. Nhóm giám thị của mình đã ra đó từ sáng nay rồi.
– Thưa Đại Tá, đã nhận đượe báo cáo vụ cướp xe lương của cảnh sát chưa ạ?
Đại Tá Chánh Sở mỉm cười:
– Có, tao cũng đã gặp ông Tướng rồi, nội vụ êm đẹp cả. À, Cảnh Sát đề nghị cho mày cảnh sát danh dự bội tinh đó.
Song cười:
– Không biết họ có nhớ cho tôi mấy lần rồi không?
Đại Tá Chánh Sở cười lớn:
– Thôi đi đi để đứa khác lãnh cũng được.
Song vô văn phòng lấy bị hành trang đã chuẩn bị sẵn từ mấy bữa trước. Gặp Nga đứng ngay đó, nàng cười cười:
– Đừng quên đem bức thư hồng của nàng kiều Song Nhi đi nhé.
Song ghé miệng vô tai cô nữ quân nhân hỏi nhỏ:
– Ghen hả?
Nga nhảy lên, đập vào lưng Song, nàng rít lên:
– Đểu nó vừa vừa thôi nhé.
Song cười hềnh hệch, chạy nhanh ra cửa.
Song đứng tì tay vào tảng đá lớn nhô ra ngoài lối đi trên núi Thủy Sơn, nhìn xuống đồng bằng ở dưới chân. Cảnh vật bát ngát, cát trắng phau. Xa xa, ruộng lúa xanh lờn lợt, xóm làng rải ráe từng cụm chen lẫn đồng ruộng. Biển chạy dài xanh biếe. Tiếng chuông từ chùa Tam Thai vẳng lên, ngân vọng trong không gian làm Song cảm thấy lâng lâng, quên đi hết hận thù. Cái chết của Song Nhi làm Song tê tái. Chàng muốn bỏ tất cả để trở về cõi Phật từ bi. Song đâ tới đây nhiều lần, nhưng chưa bao giờ chàng cảm thấy thấm thía như hôm nay. Song Nhi bị bắn ba phát, một phát vào đầu, hai phát ở ngực khi nàng đang chạy xe Honda từ Sơn Trà ra Đà Nẵng. Song đã vào nhà xáe vuết mắt cho nàng. Người con gái bạc mệnh có lẽ đã chết vì chàng.
Song đứng đây được bao lâu rồi, chàng cũng không biết. Hồi ở Sàigòn, có lần Song Nhi nói với chàng, ước mong được đứng bên chàng trơng cảnh hang động, núi non của Ngữ Hành Sơn để quên đi hết cuộc sống thế nhân. Bây giờ Song đứng đây, nhưng lòng lại cuộn niềm đau thế tục. Còn Song Nhi nằm đó, nhưng nàng đã rũ sạch bụi trần. Ai đã gây nên cảnh chiến tranh để cho huynh đệ tương tàn. Người con gái Việt Nam da vàng này biết gì về cuộc chiến ý thức hệ này mà phải chết vì đạn thù. Song mân mê đầu đạn K50 đã đưa người con gái mới tìm được cuộc đời hiền lương sang bên kia thế giới mà lòng quặn đau.
Chàng ở lại Đà Nẵng trong khi tất cả mọi nhân viên khác đã trở về. Chiến dịch Môi Hồng hoàn toàn thất bại! Cuộc giám thị ở Đà Nắng bị bãi bỏ vì bất thần chiếc thương thuyền đổi hướng đến thẳng Hồng Kông, hãng bốc rỡ hàng hóa và quan thuế chĩ được biết vào giờ chót.
Buồn rầu vì công tác thất bại, cộng thêm cái chết của Song Nhi làm Song thẫn thờ mấy bữa nay. Chàng trốn ở lại Đà Nắng mà không thèm xin phép ai. Song chỉ viết mảnh giấy nhỏ gài ở đầu giường Trung Tá trưởng toán, trong đó ghi là chàng không về Sàigòn mà ở lại Đà Nẵng chơi tới bao giờ ehán mới về. Chắc chắn cái kiểu xin phép này sẽ làm cho ông Trung Tá trưởng toán nổi giận lôi đlnh và ký giấy nhốt chàng ít nhất 15 ngày trọng cấm. Còn như chàng đi lâu quá, có thể bi thuyên chuyển khỏi ngành an ninh, hoặc báo cáo dào ngữ. Nhưng nhất định Song phải ở lại đây để tới nơi này như lời Song Nhi mong ước.
Song lần lên từng bực thang, chàng đi thực chậm, men tới Vận Thông Động, cái động này người ta còn gọi là Hang Trời vì nó lộ thiên. Đứng ở trong động, nhìn thẳng lên không, thấy một vùng trời mây, vách núi như một cái ống lớh thẳng tắp. Không khí ở đây lành lạnh. Chàng lần theo váeh núi, thấy một lỗ hõm vô, nước rỉ ra từ trong kẹt đá, nhỏ từng giọt tí tách xuống, đọng lại một vũng nho nhỏ như cái tô lớn. Có lẽ nước nhỏ từ năm này qua năm nọ, soi thủng đá làm thành nơi chứa nước. Song chụm hai tay vục vào chỗ nước đọng, múc lên một bụm nước lạnh ngắt. Chàng vục mặt vào uống ừng ực. Chất nước mát rượi và ngọt lịm làm Song tĩnh hẳn người. Nhiều người gọi nước này là nước cam lồ, uống vào như hưởng một ân huệ của nhà Phật để có thể dập tắt ngọn lửa duyên. Chất nước như thấm vô từng mạch máu, tỏa ra khắp châu thân lại càng làm Song nhớ Song Nhi hơn bao giờ hết. Cái thân thể chắc nịch của nàng trong vòng tay Song ngày nào cũng mát lạnh. Tự nhiên nước mắt Song rơi lã chã. Song lẩm bẩm một mình: “Song Nhi ơi, em sống khôn, thác thiêng, hãy giúp anh xé xác tụi giặc cộng tàn ác này từng đứa một mới hả cõi lòng.”
Bước ra khỏi động Vận Thông, Song lầm lũi xuống núi. ánh dương sau cùng eủa một ngày cũng vừa chợt tan trong không gian. Chuông chùa Tam Thai nghe não
nuột, ruột gan Song quặn lại, chàng bước thật nhanh như chạy trốn….
Chiếc máy bay Air VN còn chạy trên phi đạo, Song đã nhìn thấy nhân viên của sở ra đón chàng. Nói là đón chứ thực ra là nắm đầu đem về nhốt. Vì nếu sở không cử
người ra đây, chắc chắn chàng còn lang thang thêm vài ngày nữa ở Sàigòn trước khi trình diện. Đại Tá Chánh Sở không thèm gặp chàng. Song bị điệu vô trình diện Đại Tá Phụ Tá ngay. Khỏi phải nói, cơn thinh nộ của ông Đại Tá già từng có ác cảm với Song ra sao ai cũng hiết. Ông ta gầm lên:
– Thượng Sĩ Song, anh có biết anh đang làm gì không?
Song đáp tỉnh bơ:
– Dạ, thưa Đại Tá, tôi đang trình diện Đại Tá vì đi công tác về trễ. Tôi có viết giấy để lại xin phép Trung Tá trưởng toán.
Tiếng thét của ông Đại Tá già làm rung trần nhà:
– Hơn 30 năm phụe vụ trong quân đội, tôi chưa từng thấy có thàng nào xin nghỉ phép hỗn như anh.
Vừa nói ông vừa ném mảnh giấy trước mặt Song:
– Đó anh coi đi, tờ giấy anh xé bằng tay. Anh liệng đầu giường cấp chỉ huy của anh. Đó là tôi chưn nói tới nội dung của ngôn từ anh dùng. Anh viết “Trung Tá
trưởng toán”. Anh viết vậy mà coi được à, anh mang cấp bậc Thượhg Sĩ hay Đại Tướng. Lại còn lý do xin nghĩ phép của anh là “ở lại Đà Nẵng ehơi bao giờ chán thì về. Anh thuộc quân đội nào mà lạ vậy? Kỷ luật nhà binh nào cho anh muốn đi thì đi? Đi chán thì về hả. Tôi sẽ đề nghi nhốt anh 15 ngày trọng cấm, rồi đưa anh về đại đội canh phòng làm lính gác. Đó là còn nể tình anh có nhiều công lao với sở tử trước tới nay. Ông nói một hơi không thèm nghe Song trả lời rồi gọi nhân viên hành chánh:
– Thượng Sĩ Ba đâu?
– Dạ, Đại Tá gọi tôi?
– Anh đem Thượng Sĩ Song này lên bộ Tư Lệnh nhốt lại cho tôi. Làm giấy phạt 15 ngày trọng cấm để tôi trình Đại Tá Chánh Sở ký.
Ông Thượng Sĩ Ba ngần ngừ nói:
– Thưa Đại Tá, sở ta chưa bao giờ đem Hạ Sĩ Quan lên bộ Tư Lệnh nhết bao giờ, nhất là ông Song mang cấp bậc Thượhg Sĩ.
Đại Tá Phụ Tá nổi giận:
– Thượng Sĩ thì sao? Hễ phạm luật là nhốt, anh cứ đánh máy giấy phạt đi, tôi đem trình Đại Tá Chánh Sở.
Thượng Sĩ Ba đi ngay, chỉ vài phút là đem giấy phạt vào văn phòng. Ông nhìn Song nửa ái ngại, nửa phân bua. Vừa lúc đó Đại Tá Chánh Sở đi ngang, nhìn thấy
Song đang đứng nghiêm trình diện, ông bướe vào phòng Đại Tá Phụ Tá rồi nói:
– Thằng Song nó về rềi hả? Anh làm giấy phạt chưa?
Đại Tá Phụ Tá sốt sắng
– Trình Đại Tá có đây, xin Đại Tá duyệt ký.
– Bảo Đại úy Đức qua đây.