Những phụ nữ khác xuất hiện bao quanh Mario, Emmanuelle lợi dụng cơ hội này rút ra ngoài. Nhưng Marie-Anne đã bám sát gót. Cô bé hỏi với giọng không coi điều mình hỗi là quan trọng:
– Chị nhốt Bee rồi hả? Mỗi lần em gọi điện thoại lại cho Bee, đều được trả lời là Bee đang ở nhà chị.
Marie-Anne cười nhẹ khá dễ thương:
– Và em thì chẳng muốn quấy rầy hai chị trong cơn ân ái…
Emmanuelle sửng sốt. Marie-Anne chế nhạo nàng chăng? Nhưng không, cô bé có vê tin thực tình ở chuyện đó Mỉa mai thực! Emmanuelle muốn hét lên than trời đất. Nhưng một lần nữa lòng tự trọng kiềm chế nàng. Nàng liệu có thể thú thật với Marie-Anne là người tình có một ngày của nàng đã biến đi không để lại dấu vết không? Thôi, tốt nhất là cứ duy trì ảo tưởng cho cái cô bé tóc kết bím này.
Nhưng làm như vậy lại không thể hỏi thăm tin tức về Bee được Nàng quyết định hỏi Ariane vậy. Nhưng nàng nhìn hoài không thấy mái tóc ngắn với tiếng cười ròn rã của Ariane. Dám cô này đã kiếm ra một kẻ để dẫn vào thăm cái phòng khách nhỏ vắng người phía sau.
Marie-Anne lại nói về cô gái Mỹ biến hiện khôn lường này.
– Em muốn nói lời giã từ với Bee. Nhưng thôi kệ: chị nói giùm em cũng được rồi. .
– Cái gì! Bee ra đi hả?
– Không. Em đi.
– Em? Sao em không nói với tôi. Em đi đâu?
– Ồ? Chị đừng có lo, không xa đâu. Em chỉ sắp ra bờ biển nghỉ hè một tháng. Má đã thuê một bungalow Pattaya. Chị phải đến thăm gia đình em ở đó. Cũng không
vất vả gì đâu mặc dù đường xa đầy xe cộ: có một trăm năm mươi cây số thôi. Chị phải đến mà coi những bãi cát ở đó: đẹp tuyệt vời
– Tôi biết rồi: đó là một trong những nơi được thánh thần ban phước, nơi những con cá mập đến xin ăn từ những bàn tay người. Như vậy tôi sẽ không gặp lại em nữa.
– Chị kiếm những câu vớ vẩn ấy ở đâu vậy?
– Chắc em sẽ chán lắm ở đó vì chỉ có một mình.
Emmanuelle ngạc nhiên khi thấy mình chợt buồn. Marie-Anne tính tình khớ chịu thật, nhưng mất cô bé này nàng cũng nhớ. Nhưng nàng dấu không cho Marie-Anne biết. Nàng cố gắng cười. Marie-Anne khẳng định:
– Em chẳng bao giờ buồn chán dù ở bất cứ đâu. Em sẽ tắm nắng hàng giờ liền, em chơi trượt nước. Hơn nữa em sẽ mang theo một va li đầy nhóc sách: cũng phải chuẩn bị cho khai trường chứ.
Emmanuelle cười chọc ghẹo: .
– Đúng vậy đó. Tôi quên mất là em còn phải cắp sách đến trường.
– Đâu có phải ai cũng sinh nhi tri chi như chị đâu.
– Thế em không có bạn ở Pattaya sao?
– Không, may quá. Em muốn yên tĩnh ở đó.
– Em dễ thương ghê ? Tôi mong má em sẽ canh chừng cẩn thận, không cho em chơi rỡn với các cô gái thuyền chài.
Đôi mắt xanh của cô bé lấp lánh một nụ cười bí ẩn, hỏi:
– Còn chị thì sao, chị sẽ làm gì một khi không có em? Chắc chị lại trở lại cái thói ù lì cố hữu.
Emmanuelle đùa cợt:
– Chắc không đâu. Em biết là chị sẽ hiến thân cho anh Mario mà.
– Đấy chị nói rồi đó nghe. Chị không được bội hứa đâu nghe? Chị phải giữ lời nghe? Chị không còn tự do nữa.
– Được, nhưng emphải trông chừng cái ông Mario ấy giùm. Bây giờ em không định chuồn đi chứ?
Cô bé có vê chán nản đến độ làm nàng xấu hổ khi nói ra câu đó. Nhưng nàng không chịu tỏ ra đầu hàng sớm như vậy:
– Mario đâu có quá hấp dẫn như em tả. Tôi thấy anh ấy hơi nhiều lời. Anh lắp những câu hay cết để tự mình thưởng thức: anh ấy đâu cần tăng cường’thêm bất cứ thính giả nào.
– Em thấy chị đáng lẽ phải sung sướng khi được một người đàn ông như chú Mario để mắt tới. Chú ấy khó tính lắm?
– A? Vậy há?. Chú ý đến tôi? Hân hạnh quá đi mất thôi!
– Đúng vậy? Em thật bằng lòng khi thấy chị được chú ấy cảm tình. Thú thật trước đó em không dám chắc là điều đó sẽ xảy ra.
– Lại cám ơn cô em lần nữa. Này em, em căn cứ vào đâu mà bảo tôi gây ấn tượng tốt nơi anh Mario? Riêng tôi, tôi có cảm tưởng Mario chẳng quan tâm tới ai, ngoại trừ bản thân anh ấy.
– Nhưng chị phải công nhận là em biết rõ chú Mario hơn chị chứ?
– Chắc chắn rồit Tôi phỏng đoán là em đã dâng hiến từ lâu cho Mario rồi phải không? Em có thể kể kinh nghiệm của em cho tôi nghe để đến giờ phút tôi dâng hiến cho anh, tôi đỡ bỡ ngỡ.
– Chị nên bớt ngốc nghếch đi một tí nếu không chú ấy sẽ cho chị rớt đài liền. Chú ấy ghét những trò ngốc nghếch lắm.
Đột nhiên Marie-Anne đổi giọng, dàn hòa:
– Em biết là trên thực tếchị có một thứ riêng để dâng hiến cho chú Mario. Chính vì biết thế em mới giới thiệu chi với chú.
Cô bé nói với giọng thân mến và khẩn khoản hơn:
– Em biết chắc là hai người sẽ hợp nhau lắm. Rồi chị sẽ đẹp rực rỡ hơn nữa. Chị sẽ hạnh phúc hơn nữa khi em gặp lại. Em lúc nào cũng muốn chị mỗi ngày một đẹp hơn.